Những điều sản phụ sau sanh cần biết

5 tháng trước | Kiến thức Mẹ & Bé

I.  ĐỐI VỚI MẸ

 

1. Chế độ dinh dưỡng

- Sản phụ nên ăn uống bình thường, ăn các loại thức ăn quen thuộc, đủ chất, dễ tiêu, hợp vệ sinh.

- Có thể chia nhiều bữa nhỏ, ăn nhiều lần trong ngày, ăn thức ăn được nấu chín, ăn đầy đủ chất bổ dưỡng như: rau xanh, cá, thịt, trứng, sữa, trái cây, hạt, ngũ cốc...

- Uống nước 2 – 2.5 lít/ ngày.

- Không ăn quá mặn, không kiêng khem quá mức, tránh dùng chất kích thích.

 

Tìm hiểu ngay tháp dinh dưỡng cho người Việt đúng cách

 

2. Chế độ sinh hoạt vận động – vệ sinh hàng ngày

- Sản phụ nên vận động sớm, đi lại nhẹ nhàng ngay ngày đầu sau sanh tránh ứ sản dịch, tránh vận động nặng.

- Ngủ đủ 8 giờ/ ngày, tôn trọng giấc ngủ trưa.

- Thay băng vệ sinh mỗi 2 – 4 giờ/ lần hoặc có thể sớm hơn tùy lượng kinh.

- Tắm nước ấm, không nên tắm quá lâu hoặc ngâm mình trong bồn tắm để tránh cảm lạnh, viêm nhiễm, nên gội đầu sạch sẽ, sấy tóc khô.

 

3. Tư vấn bú mẹ sớm

- Cho con bú sữa mẹ là những giây phút hạnh phúc và là thời gian để mẹ hiểu con, truyền đạt tình yêu thương cho con.

- Trong những ngày đầu, mẹ hãy ở cạnh bé và ưu tiên bú sữa mẹ hoàn toàn để giúp bé quen với núm vú mẹ và chọn tư thế phù hợp khi cho bé bú.

- Cho bé bú mẹ theo nhu cầu, không nên ép bé bú nhiều, trung bình khoảng  2 – 3 tiếng bé sẽ đòi bú và có nhu cầu bú sữa. Thông thường mỗi cữ bú khoảng 15 đến 20 phút.

- Bà mẹ nên cho con bú ngay sau sinh càng sớm càng tốt. Những giọt sữa mẹ đầu tiên (sữa non) chứa rất nhiều kháng thể bảo vệ bé và trẻ được tận hưởng những lợi ích quý giá từ sữa mẹ.

 

4. Chăm sóc vết mổ

- Vết mổ cần được giữ khô thoáng sạch sẽ.

- Khi tắm vết mổ có thể bị ướt, không cần bôi xà phòng hoặc chà sát lên vết mổ. Tắm xong lau khô vết mổ bằng gạc vô trùng, để thoáng không cần băng kín vết mổ. Cắt chỉ theo hẹn (nếu có).

 

    DẤU HIỆU BẤT THƯỜNG CẦN KHÁM NGAY Ở MẸ

  • Mẹ sốt  > 38 độ C.
  • Đau bụng nhiều hoặc tăng lên.
  • Ra máu âm đạo kéo dài hoặc có mùi hôi, ra máu ướt đẫm băng vệ sinh trong vòng 1 giờ.
  • Vết mổ chảy máu, chảy dịch, mủ hoặc vết mổ bị hở.
  • Nhức đầu, hoa mắt, chóng mặt.
  • Không đi tiêu kéo dài trên 3 ngày hoặc tiêu phân lỏng toàn nước trên 3 lần trong 1 ngày.
  • Tiểu buốt, tiểu lắt nhắt, tiểu khó (phải rặn khi tiểu), đau 1 hoặc 2 bên hông lưng kéo dài trên 1 giờ

II. ĐỐI VỚI CON

  • Hàng ngày luôn cho trẻ nằm cạnh mẹ, chú ý giữ ấm cho trẻ.
  • Nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn, bú theo nhu cầu của trẻ.
  • Chăm sóc rốn: để rốn khô và sạch, không băng kín hoặc đắp bất cứ gì lên rốn. Hạn chế sờ vào rốn và vùng quanh rốn. 
  • Rốn rụng từ khoảng 7 đến 10 ngày sau sanh.
  • Vệ sinh thân thể và chăm sóc da: tắm lau rửa cho trẻ hàng ngày, tắm bằng nước ấm, sạch, trong phòng ấm, kín gió.Thay đồ vải như mũ, áo, tã lót hàng ngày và mỗi khi trẻ bài tiết

 

 

DẤU HIỆU BẤT THƯỜNG CẦN KHÁM NGAY Ở TRẺ 

- Hạ thân nhiệt (< 36,5 độ C) hoặc sốt cao (> 38,5 độ C).

- Bất thường về tiêu hóa:

  • Bú kém hoặc bỏ bú.
  • Nôn liên tục.
  • Chướng bụng.

- Viêm tấy lan rộng quanh rốn hoặc rốn có mủ.

- Bất kỳ dấu hiệu bất thường nào khác.... 

 

Nguồn thông tin: Được cung cấp bởi bác sĩ chuyên khoa nhi bệnh viện Phụ sản Quốc tế Sài Gòn

Thông tin liên quan

...
Lớp tiền sản 100% miễn phí tại SIHospital: Dấu hiệu cần khám cấp cứu trong thai kỳ

Link đăng ký: https://lopti...

5 tháng trước | Tin tức
...
Hỏi đáp trực tiếp cùng 02 chuyên gia Sản phụ khoa hàng đầu tại SIHopsital

Hỏi đáp trực tiếp cùng 02 c...

5 tháng trước | Tin tức

Video