Sau khi có kết quả chẩn đoán ung thư vú: Người bệnh và gia đình cần chuẩn bị những gì?
Khi người bệnh nhận thông báo bị ung thư vú, đồng nghĩa với việc bệnh nhân đã trải qua các bước kiểm tra chuyên sâu như chụp nhũ ảnh, chụp cắt lớp và làm sinh thiết. Những xét nghiệm khác có thể đã được thực hiện trên các tế bào ung thư để tìm một số thay đổi về protein và gen. Người bệnh cũng có thể phải thực hiện thêm các hình chụp và những thủ thuật khác để tìm hiểu xem liệu ung thư đã di căn hay chưa. Những kiểm tra này giúp bác sĩ biết được bệnh nhân mắc loại ung thư vú nào, ung thư đang ở giai đoạn nào và phương pháp điều trị nào phù hợp với tình trạng của người bệnh.
Các phương pháp điều trị ung thư vú hiện nay:
Có nhiều cách để điều trị ung thư vú, bao gồm phẫu thuật, xạ trị và các loại thuốc như hóa trị, liệu pháp nội tiết tố, liệu pháp thuốc nhắm mục tiêu hoặc liệu pháp miễn dịch.
- Phẫu thuật: Bảo tồn hoặc cắt bỏ toàn bộ vú
- Xạ trị: Sử dụng tia năng lượng cao để phá hủy tế bào ung thư
- Hóa trị: Sử dụng thuốc chống ung thư có thể được tiêm tĩnh mạch (tiêm vào tĩnh mạch) hoặc uống
- Liệu pháp nội tiết tố: Điều trị cho những phụ nữ có khối u dương tính với thụ thể hormone
Trong nhiều trường hợp, bệnh nhân sẽ được chỉ định kết hợp nhiều phương pháp điều trị để tăng hiệu quả và kiểm soát bệnh tốt hơn. Điều này phụ thuộc vào loại và giai đoạn ung thư vú của người bệnh đang gặp phải. Các phương pháp điều trị dành cho người bệnh cũng phụ thuộc vào kết quả xét nghiệm tế bào ung thư, các vấn đề sức khỏe có thể gặp phải, liệu bệnh nhân đã trải qua thời kỳ mãn kinh hay chưa và sự lựa chọn phương pháp điều trị của người bệnh.
Bác sĩ sẽ cần chia sẻ cho bệnh nhân của mình các thông tin về phương pháp điều trị có thể gây ra những thay đổi (tác dụng phụ) tới người bệnh.
Quá trình điều trị ung thư vú sẽ diễn ra như thế nào?
Bác sĩ điều trị sẽ giải thích kế hoạch cụ thể dựa trên tình trạng của từng người bệnh.
Ví dụ: Nếu bệnh nhân cần một thủ thuật để giúp bảo vệ khả năng sinh sản của mình thì một số bác sĩ chuyên khoa nhất định sẽ giúp bệnh nhân hiểu điều gì sẽ xảy ra.
Hoặc nếu bệnh nhân cần làm phẫu thuật thì bệnh nhân sẽ làm việc với bác sĩ phẫu thuật của mình để biết những gì sẽ xảy ra trước và sau khi phẫu thuật.
Nếu bệnh nhân cần các loại điều trị khác thì bác sĩ hoặc nhóm chăm sóc ung thư sẽ giải thích về cách thực hiện, giúp bệnh nhân sẵn sàng cho việc điều trị, theo dõi tình trạng sức khỏe và giúp người bệnh vượt qua các tác dụng phụ sau điều trị.
Bệnh nhân cũng có thể phải làm xét nghiệm máu, chụp X-quang hoặc chụp cắt lớp vào những thời điểm nhất định để xem phương pháp điều trị đang mang lại hiệu quả như thế nào.
Không phải tất cả mọi người trải qua quá trình điều trị ung thư vú đều sẽ gặp phải các tác dụng phụ giống nhau. Ví dụ: tác dụng phụ của phẫu thuật khác với tác dụng phụ của hóa trị, liệu pháp nội tiết tố, liệu pháp nhắm mục tiêu, liệu pháp miễn dịch hoặc xạ trị. Ngay cả những người được điều trị bằng phương pháp giống nhau có thể có các tác dụng phụ khác nhau. Điều quan trọng nữa là bệnh nhân phải biết liệu có cần sử dụng biện pháp tránh thai trong quá trình điều trị hay không.
Điều gì sẽ xảy ra sau khi kết thúc điều trị ung thư vú?
Sau khi điều trị kết thúc, bệnh nhân sẽ thăm khám thường xuyên để kiểm tra xem bệnh ung thư có tái phát hay không.
Ở một số trường hợp, bệnh ung thư có thể không biến mất hoàn toàn. Họ có thể tiếp tục được điều trị và vẫn cần làm các xét nghiệm để kiểm tra tính hiệu quả sau điều trị.
Những vấn đề người bệnh có thể gặp sau điều trị:
- Có thể bị mất toàn bộ hoặc một phần của một bên vú sau khi phẫu thuật
- Để lại sẹo sau phẫu thuật hoặc thay đổi màu da xung quanh vùng xạ trị
- Thay đổi kinh nguyệt
- Khó mang thai
Với trường hợp có chỉ định thủ thuật và người bệnh có mong muốn bảo tồn khả năng sinh sản, cần trao đổi với đội ngũ y tế về nhu cầu sử dụng biện pháp tránh thai và nhận trợ giúp về kế hoạch hóa gia đình.
Tuy nhiên việc dùng liệu pháp thay thế nội tiết tố để giúp giảm các triệu chứng mãn kinh thường là không an toàn cho những phụ nữ đã bị ung thư vú. Nếu người bệnh khó chịu bởi các triệu chứng mãn kinh thì hãy trao đổi với bác sĩ của mình về các cách để cảm thấy dễ chịu hơn.
Duy trì sức khỏe và đối phó với cảm xúc sau điều trị
Sau điều trị ung thư vú, người bệnh cần duy trì sức khỏe
- Ăn uống điều độ, đầy đủ chất dinh dưỡng
- Duy trì hoạt động thể thao và giữ cân nặng hợp lý;
- Không hút thuốc và tránh rượu bia
Việc duy trì thói quen sinh hoạt lành mạnh không chỉ giúp người bệnh giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư vú mới mà còn giúp người bệnh tránh mắc phải các bệnh ung thư khác.
Tâm lý sau điều trị: Việc bị ung thư vú có thể khiến bệnh nhân cảm thấy sợ hãi, buồn bã hoặc lo lắng. Bệnh nhân cũng có thể gặp khó khăn khi cơ thể có những thay đổi, đặc biệt là thiên chức làm mẹ. Việc xuất hiện những cảm xúc này là điều bình thường, thay vì cố gắng che dấu những cảm xúc buồn, thậm chí là tiêu cực, bạn nên:
- Chia sẻ cảm xúc của mình với những người thân xung quanh. Thậm chí là chia sẻ đến các bác sĩ điều trị ung thư cho mình.
- Làm những việc bản thân yêu thích như là đi xem phim, ra ngoài ăn tối, dành thời gian ngoài trời hoặc tham gia một sự kiện thể thao (nếu bác sĩ cho phép).
- Tham gia nhóm cộng đồng ung thư hoặc tôn giáo của bạn.
Responsive offcanvas
Danh mục
Tin xem nhiều
