SAU SINH, MẸ CẦN ĐƯỢC CHĂM SÓC VÀ LƯU Ý ĐIỀU GÌ

2 tháng trước | Kiến thức Mẹ & Bé

Các biểu hiện lâm sàng trong thời kỳ hậu sản (giai đoạn 6 tuần sau khi sinh) thường phản ánh sự phục hồi trở lại những thay đổi sinh lý trong thai kỳTheo “Tổ chức y tế thế giới (WHO), giai đoạn sau sinh là giai đoạn quan trọng nhất và cũng là giai đoạn, mẹ cần phải được theo dõi sát sao ngay sau sinh.

 

Các biến chứng thường gặp nhất ở sản phụ sau sinh là:

  • Xuất huyết sau sinh ngay lập tức (nguyên phát) hoặc muộn (thứ phát)
  • Viêm nội mạc tử cung sau sinh
  • Nhiễm trùng hoặc bong tróc vết thương
  • Nhiễm trùng đường tiết niệu (viêm bàng quang và viêm thận-bể thận)
  • Viêm vú
  • Trầm cảm sau sinh
  • Bệnh lý tăng huyết áp sau sinh (tiền sản giật sau sinh hoặc tăng huyết áp sau sinh)

 

NHỮNG THAY ĐỔI BÌNH THƯỜNG SAU SINH

 

Tham số24 giờ đầu tiên3–4 ngày đầu tiên5 ngày–2 tuầnSau 2 tuầnSau 4 tuần
Nhịp timBắt đầu giảmGiảm xuống tới đường cơ sởĐường cơ sởĐường cơ sởĐường cơ sở
Nhiệt độTăng nhẹThường là đường cơ sởĐường cơ sởĐường cơ sởĐường cơ sở
Dịch âm đạoMàu máu (lochia rubra)Màu máu (lochia rubra)Màu nâu nhạt (lochia serosa) *Màu nâu nhạt đến trắng vàng (lochia alba)Vàng nhạt đến bình thường
Lượng nước tiểuTăngTăngGiảm xuống đường cơ sởĐường cơ sởĐường cơ sở
Tử cungBắt đầu sự co hồiTiếp tục co hồi

Cứng, không còn mềm

Nằm ở giữa bờ mu và rốn

Không còn sờ thấy khi khám bụngKích thước như trước khi có thai
Tâm trạngBuồn bã sau sinh (baby blues) có thể xảy raBuồn bã sau sinh (baby blues) có thể xảy raBình thường sau 7 đến 14 ngàyĐường cơ sởĐường cơ sở
Tiết sữa (nếu không cho con bú)Hơi to raBị căng ứGiảmĐường cơ sởĐường cơ sở
Rụng trứng (nếu không cho con bú)Ít xảy raÍt xảy raÍt xảy raÍt xảy ra nhưng có thểCó khả năng xảy ra; cần phải tránh thai nếu thích hợp

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Chăm sóc sản phụ sau sinh thường quy

Sản phụ và trẻ sơ sinh có thể được xuất viện trong vòng 24 tiếng đến 72 tiếng sau sinh. Một số đơn vị sản khoa cho bệnh nhân xuất viện sớm nhất là 6 tiếng sau sinh nếu không sử dụng gây mê nhiều và không có biến chứng nào xảy ra.

 

Các vấn đề nghiêm trọng là rất hiếm, nhưng thăm tại nhà, khám tại văn phòng hoặc gọi điện thoại trong vòng 24 đến 48 giờ giúp sàng lọc các biến chứng. Thường khám lại vào 3 đến 8 tuần sau sinh đối với những thai phụ đẻ thường đường âm đạo không biến chứng. Nếu sinh mổ hoặc nếu xảy ra các biến chứng khác, việc theo dõi có thể được lên lịch sớm hơn.

 

1. Sự co hồi tử cung (TC)

Ngay sau sanh, TC co cứng thành khối cầu an toàn. Nếu TC co hồi chậm, di động đau, sản dịch hôi là dấu hiểu của nhiễm khuẩn hậu sản.

Mẹ cần: Cho con bú sớm, kết hợp với xoa đáy TC sẽ giúp việc tăng co hồi tử cung tốt hơn

 

2. Theo dõi sản dịch

Sản dịch là chất dịch chảy ra ngoài âm hộ trong thời kỳ hậu sản

  • Từ sau sinh đến ngày thứ 3: sản dịch có màu đỏ tươi→ đỏ sẫm 
  • Ngày 4 - 8 màu đỏ loãng (máu cá) 
  • Ngày 8 - 12 nhầy trong và ít dần 
  • Khoảng 2 - 3 tuần sau sanh có thề thấy kinh non

Nếu sinh nở không biến chứng, sản phụ được phép tắm vòi sen và tắm rửa bằng nước ấm, nhưng không khuyến khích thụt rửa âm đạo:

  • Vùng âm hộ nên được làm sạch từ trước ra sau.
  • Rửa sạch, lau khô và thay băng vệ sinh mỗi 4 giờ/ 1 lần hoặc khi băng ướt.

 

3. Sự lên sữa và tiết sữa

Sau sanh, lượng sữa non tăng dần lên, vào khoảng ngày thứ 3 có thể có hiện tượng lên sữa. Lúc này, sản phụ có thể sốt nhẹ (<38oC), hai vú căng đau.

Tuy nhiên, để kích thích sự tiết sữa, mẹ cần:

  • Cho bé bú mẹ càng sớm càng tốt.
  • Làm trống bầu sữa sau khi cho bé bú
  • Dinh dưỡng đầy đủ hợp lý.
  • Uống đủ nước (khoảng 2,5 -> 3 lít/ngày). 
  • Tinh thần vui vẻ, giấc ngủ đầy đủ, hợp lý.

Các bác sĩ tại bệnh viện Phụ sản Quốc tế Sài Gòn, khuyến khích mẹ nên cho bé bú sữa mẹ hoàn toàn trong 06 tháng đầu. Tìm hiểu về lợi ích khi nuôi con bằng sữa mẹ

 

4. Chăm sóc vết thương đối với vết may TSM và vết mổ thành bụng

  • Giữ vết thương khô, thoáng, sạch 
  • Thay băng vệ sinh thường xuyên.
  • Sau thay băng không cần băng kín

Đối với sản phụ sau khi mổ lấy thai, bệnh nhân nên được chăm sóc và theo dõi vết thương.

 

Thông thường, băng được tháo ra trong vòng 1 ngày đến 2 ngày sau phẫu thuật. Bệnh nhân có thể tắm sau khi tháo băng, nhưng không ngâm mình trong bồn tắm cho đến khi vết thương lành hoàn toàn. Nếu sử dụng các ghim khâu phẫu thuật để đóng vết thương và vết rạch da nằm ngang, có thể tháo các ghim đó sau 4 ngày đến 6 ngày. Liên hệ bác sĩ nếu có dấu hiệu nhiễm trùng vết thương (ban đỏ, chai cứng, chảy mủ, sốt) hoặc bong tróc (vết thương há miệng, chảy dịch huyết thanh-máu).

 

5. Đại tiểu tiện

Tổn thương dây thần kinh thẹn trong khi sinh có thể gây ra rối loạn chức năng bàng quang, đôi khi khiến bệnh nhân không cảm thấy muốn đi tiểu. Tuy nhiên, sản phụ cần được khuyến khích việc đi tiểu để ngăn ngừa tình trạng bàng quang quá đầy mà không có triệu chứng.

 

Trong trường hợp tiểu ít và táo bón sau sinh (sau 3 ngày): nên uống nhiều nước và bổ sung thực phẩm nhiều chất xơ để tăng kích thích hoạt động của nhu động ruột.

 

6. Chế độ ăn và tập thể dục

  • Vận động: Đi lại nhẹ nhàng tránh ứ sản dịch
  • Nghỉ ngơi: Ngủ đủ 8 tiếng/ ngày, tránh căng thẳng tinh thần: mất ngủ, mất sữa…
  • Vệ sinh cá  nhân: Tắm gội, vệ sinh răng miệng, giữ vệ sinh bộ phận sinh dục: khô, sạch...
  • Dinh dưỡng: Đầy đủ chất không kiêng khem

 

Sau sinh cơ thể người mẹ thay đổi, sản phụ có thể mắc phải nhiều các bệnh lý như xuất huyết sau sinh, són tiểu, rối loạn tiêu hóa, rối loạn đại tiểu tiện, sa trực tràng,... Đặc biệt, rất nhiều mẹ mắc phải tình trạng sốt do viêm vú, áp xe vú, nhiễm trùng vú khi cho con bú. Vì thế, mẹ cần được chăm sóc cẩn thận trong giai đoạn sau sinh (đặc biệt là trong sau 6 tuần sau sinh). 

 

Ngoài ra, tại bệnh viện Phụ sản Quốc tế Sài Gòn trong quá trình mẹ lưu trú sẽ luôn được các bác sĩ và điều dưỡng chăm sóc và kiểm tra xuyên suốt quá trình nghỉ dưỡng tại SIHospital. Mọi thắc mắc về các vấn đề chắc sóc mẹ & bé sau sinh, mẹ có thể liên hệ ngay cho SIH để nhận được tư vấn từ các bác sĩ chuyên môn tại SIH.

Thông tin liên quan

...
Lớp tiền sản 100% miễn phí tại SIHospital: Dấu hiệu cần khám cấp cứu trong thai kỳ

Link đăng ký: https://lopti...

5 tháng trước | Tin tức
...
Hỏi đáp trực tiếp cùng 02 chuyên gia Sản phụ khoa hàng đầu tại SIHopsital

Hỏi đáp trực tiếp cùng 02 c...

5 tháng trước | Tin tức

Video