Sinh hoạt ảnh hưởng sức khỏe sinh sản: Có hay không?
Thói quen sinh hoạt có ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản không là câu hỏi mà nhiều cặp vợ chồng rất muốn tìm câu trả lời. Theo thống kê của một số bài báo cáo gần đây cho thấy nguyên nhân làm ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản có thể kể đến: tuổi lập gia đình, chế độ dinh dưỡng, căng thẳng tâm lý, hút thuốc lá, uống bia rượu…
Tuổi lập gia đình
Xã hội ngày càng phát triển nhiều cặp vợ chồng chọn trì hoãn việc mang thai để xây dựng kinh tế, theo đuổi sự nghiệp hoặc một vài yếu tố khác, trong khi chức năng sinh sản lại thay đổi theo thời gian ở cả nam và nữ.
Đối với người phụ nữ, càng lớn tuổi thì số lượng và chất lượng trứng giảm dần theo thời gian nhất là sau 30 tuổi; bên cạnh đó, phụ nữ lớn tuổi khi mang thai phải gánh chịu nhiều yếu tố nguy cơ như: tiểu đường thai kỳ, tăng huyết áp, sinh non…
Đối với nam giới, việc sử dụng thường xuyên rượu bia, thuốc lá có thể gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe khi tuổi càng cao, ngoài các bệnh lý nội khoa còn làm giảm ham muốn tình dục, việc này có thể làm kéo dài thời gian có con.
Chế độ dinh dưỡng
Chế độ dinh dưỡng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe em bé, hãy có kế hoạch cân bằng dinh dưỡng phù hợp!
Cân nặng của mỗi người thường liên quan đến thói quen ăn uống và hoạt động của người đó, bên cạnh những yếu tố di truyền sẵn có từ cha mẹ và gia đình, họ tộc.
Ở phụ nữ có chỉ số khối cơ thể BMI (BMI được tính bằng cách lấy cân nặng chia cho bình phương chiều cao) cao hơn 25 kg/m2 hoặc thấp hơn 19 kg/m2 có thể làm tăng tỷ lệ sảy thai tự nhiên, tăng yếu tố bất lợi thai kỳ như: tiểu đường, tăng huyết áp, sinh non, mổ lấy thai, trẻ sơ sinh thừa cân, tăng tỉ lệ tử vong chu sinh…
Ở nam giới tình trạng tăng cân quá nhiều có thể dẫn đến béo phì, các bệnh lý tiểu đường, tim mạch, ung thư. Và nhất là làm giảm nồng độ testosterone – đây là loại hormon tình dục chính ở nam giới đảm bảo sự phát triển của tinh hoàn, tuyến tiền liệt cũng như sự sản xuất tinh trùng cần thiết cho quá trình sinh tinh; ngoài ra, còn làm tăng các chất oxy hóa và phân mảnh DNA tinh trùng.
Các yếu tố tâm lý
Tổn thương tâm lý gây nhiều hệ lụy không mong muốn, hãy chăm sóc tâm lý của bạn…
Căng thẳng trong công việc, stress từ cuộc sống và trầm cảm có ảnh hưởng rõ rệt tới sức khỏe sinh sản ở cả hai giới.
Các triệu chứng liên quan đến lo lắng và trầm cảm xảy ra thường xuyên hơn ở những phụ nữ trong độ tuổi sinh sản có thể làm rối loạn kinh nguyệt, giảm ham muốn…
Đối với nam giới, căng thẳng kéo dài dễ gây béo phì, rối loạn quá trình sinh tinh. Rèn luyện những thói quen tốt và hiệu quả sẽ giúp nam giới và nữ giới có cuộc sống tích cực, vui tươi và trạng thái tâm lý cũng được cân bằng, ổn định hơn.
Hút thuốc lá
Như chúng ta đã biết khói thuốc lá chứa hơn 4000 hóa chất có liên quan đến nhiều bệnh lý nội khoa và cả sức khỏe sinh sản.
Hút thuốc lá ở nam giới dẫn đến rối loạn hệ thống hormone sinh sản, chức năng sinh tinh, giảm chất lượng tinh dịch.
Hút thuốc ở nữ giới cũng đang dần trở nên phổ biến, thói quen này có thể làm tăng nguy cơ ung thư cổ tử cung và ung thư nội mạc tử cung, giảm nhanh chóng dự trữ buồng trứng và tăng nguy cơ sảy thai tự nhiên.
Rượu, bia, các chất có cồn
Thức uống có cồn ngày càng phổ biến và thói quen sử dụng thức uống có cồn tại các bữa tiệc, nơi ăn uống ngày càng nhiều; tuy nhiên, nếu lạm dụng quá nhiều có thể kéo theo rất nhiều hệ lụy.
Ở nam giới sử dụng nhiều rượu trong thời gian dài làm rối loạn chức năng gan, giảm sản xuất testosterone làm ảnh hưởng lớn đến sản xuất tinh trùng, làm teo tinh hoàn, rối loạn chức năng sinh dục.
Uống rượu nhiều ở phụ nữ có liên quan đến giảm khả năng sinh sản, giảm dự trữ buồng trứng cũng như khả năng thụ thai và tăng nguy cơ phát triển lạc nội mạc tử cung.
Vậy làm thế nào để có một sức khỏe sinh sản tốt?
- Đầu tiên, chúng ta cần loại bỏ những thói quen xấu, xây dựng chế độ sinh hoạt khoa học để đảm bảo an toàn cho cơ thể và sức khỏe.
- Bên cạnh đó, hãy lên lịch hẹn với bác sĩ để khám kiểm tra sức khỏe sinh sản định kỳ:
- Lời khuyên dành cho phụ nữ là nên đi kiểm tra phụ khoa ít nhất 2 lần một năm với mục tiêu tầm soát các bệnh lý nếu có, đồng thời kiểm tra khả năng sinh sản.
- Ở nam giới, thông thường có xu hướng e ngại khi tới thăm khám điều trị các bệnh lý về rối loạn chức năng tình dục hay sinh sản, vậy nên, khi cảm thấy có những dấu hiệu không bình thường, đừng e ngại, hãy đến gặp bác sĩ SIH kiểm tra ngay để có những phương pháp điều trị phù hợp.
Responsive offcanvas
Danh mục
Tin xem nhiều
Sinh hoạt ảnh hưởng sức khỏe sinh sản: Có hay không?
9 tháng trướcNhững lưu ý khi khám Hiếm muộn lần đầu
9 tháng trước