Chăm sóc trẻ sau tiêm chủng
I. Tiêm chủng là gì?
Tiêm chủng là việc đưa vắc-xin vào cơ thể để kích thích hệ thống miễn dịch, phát triển thích ứng chống lại một số bệnh.
Tiêm chủng rất cần thiết, là biện pháp phòng bệnh hiệu quả nhất để làm giảm tỷ lệ mắc bệnh và tỷ lệ tử vong. Do đó, cần phải tiêm chủng đầy đủ và đúng lịch nhất là trẻ em.
II. Phản ứng sau tiêm chủng
- Phản ứng thông thường: thường nhẹ và tự khỏi
- Sốt nhẹ
- Tại chỗ tiêm có thể ngứa, sưng, đỏ, đau
- Khó chịu, mệt mỏi, chán ăn
- Phản ứng nặng: cần cho trẻ đến cơ sở y tế gần nhất
- Sốt cao
- Co giật
- Khóc thét dai dẳng
- Tím tái, khó thở
- Li bì
- Bỏ bú, bú kém
- Phát ban
- Áp xe vị trí tiêm
III. Theo dõi sau tiêm
- Tại cơ sở tiêm chủng
- Phản ứng nặng trầm trọng thường xảy ra trong vòng 30 phút sau tiêm. Vì vậy, đảm bảo an toàn trẻ cần ở lại theo dõi ít nhất 30 phút tại địa điểm tiêm để phát hiện sớm các phản ứng sau tiêm.
- Nhân viên y tế kiểm tra nhiệt độ và đánh giá tình trạng trẻ trước khi cho trẻ ra về.
- Tại nhà: Ít nhất 24 – 48 giờ sau tiêm
- Cho trẻ mặc quần áo thoáng mát
- Theo dõi nhiệt độ thường xuyên
- Duy trì chế độ dinh dưỡng hàng ngày
- Tại chỗ tiêm: Không thoa hoặc đắp bất cứ thứ gì lên vị trí tiêm
- Quan sát trẻ thường xuyên, nhất là vào ban đêm
IV. Hướng dẫn xử trí một số triệu chứng thường gặp sau tiêm
- Sưng đỏ, đau tại vị trí tiêm: Chườm lạnh
- Sốt:
- Theo dõi sát nhiệt độ
- Uống nhiều nước
- Dùng thuốc hạ sốt khi nhiệt độ ≥ 38,50C
V. Các dấu hiệu cần đưa trẻ đến ngay Cơ sở Y tế gần nhất
- Sốt cao > 390C dùng thuốc hạ sốt không giảm
- Khóc thét dai dẳng, vật vả, lừ đừ, lịm người
- Thở nhanh, khó thở co kéo hõm ức, thở rên, tím môi và chi
- Chi lạnh, da nổi vân tím
- Nôn trớ nhiều lần, bú kém hoặc bỏ bú
- Co giật
- Phát ban
- Hoặc khi trẻ có biểu hiện bất thường khác khiến cha mẹ lo lắng.
Responsive offcanvas
Danh mục
Tin xem nhiều
Khi nào trẻ sơ sinh có thể nhìn rõ và nhận biết màu sắc?
khoảng 1 tháng trướcNgày thế giới vì trẻ sinh non 17.11.2024
khoảng 1 tháng trướcNhận biết và phòng chống sốt xuất huyết
khoảng 1 tháng trước