SỞI TĂNG ĐỘT BIẾN TRONG NĂM 2024, CẢNH BÁO BÙNG PHÁT THÀNH DỊCH

4 tháng trước | Kiến thức Mẹ & Bé

Các chuyên gia y tế cảnh báo, năm 2024 có nguy cơ cao bùng phát dịch sởi theo chu kỳ 4 – 5 năm một lần, tương tự như các năm dịch trước đây, 2019 và 2014, khi số ca mắc sởi tăng đáng kể.

 

Theo báo cáo của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP Hồ Chí Minh, tính từ đầu năm 2024 đến nay, tổng số ca sốt phát ban nghi sởi được ghi nhận tại cộng đồng và cơ sở y tế trên địa bàn TP Hồ Chí Minh là 597 ca, trong đó số ca dương tính với sởi là 346 ca (bao gồm 153 trẻ cư ngụ tại TP Hồ Chí Minh và 193 trẻ cư ngụ tại các tỉnh, thành khác).

 

Về phân bố theo phường, xã, ghi nhận bệnh sởi đã xuất hiện tại 57 phường xã thuộc 16/22 quận, huyện, thành phố Thủ Đức. Do gián đoạn tiêm chủng trong và sau đại dịch COVID-19, tỷ lệ tiêm chủng sởi mũi 1 cho trẻ sinh năm 2023 trên địa bàn thành phố chỉ mới đạt 89,2% và chưa có quận huyện nào đạt trên 95% (tỷ lệ bao phủ vaccine sởi giúp phòng ngừa dịch sởi bùng phát). Đồng thời, tỷ lệ tiêm chủng vaccine sởi mũi 2 cho trẻ sinh năm 2019 đến năm 2022 cũng chưa đạt 95%.

 

 


Nhận biết về bệnh sởi nhằm đảm bảo an toàn cho trẻ và gia đình

Sởi là bệnh truyền nhiễm có tốc độ lây lan cực nhanh, 90-100% người chưa tiêm vắc xin hoặc chưa từng mắc bệnh tiếp xúc với nguồn bệnh sẽ bị mắc. Một người nhiễm bệnh có thể lây cho 20 người khỏe mạnh. Người nhiễm virus sởi có thể lây nhiễm cho người khác thông qua giọt bắn, dịch tiết từ niêm mạc mũi họng khi ho, hắt hơi, nói chuyện. Do vậy, bệnh sởi rất dễ lây lan ở những nơi đông người như khu dân cư, khu công nghiệp, trường học, ký túc xá, bệnh viện…

 

Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), vào năm 2021 đã có khoảng 128.000 trường hợp tử vong được xác định nguyên nhân do sởi, hầu hết là trẻ em dưới 5 tuổi.


Phân biệt sốt phát ban và bệnh sởi ở trẻ em

 

Diễn tiến của bệnh sởi

 

Diễn biến của bệnh Sởi

 

Biến chứng nguy hiểm của sởi:

  • Viêm tai giữa (biến chứng thường gặp nhất);
  • Viêm phế quản, viêm thanh quản hoặc viêm phổi nặng;
  • Viêm loét giác mạc có thể gây mù lòa;
  • Viêm não cấp tính: Trẻ nhỏ sau khi phát ban (1 – 15 ngày) xuất hiện các triệu chứng lơ mơ, hôn mê, co giật, đau đầu, nôn, cứng gáy;
  • Tiêu chảy và ói mửa;
  • Thể lao tiềm ẩn tái bùng phát do cơ thể bị suy giảm hệ miễn dịch

 

Để phòng chống bệnh sởi cho người thân, gia đình và cộng đồng, người dân cần chủ động thực hiện một số biện pháp sau:

  1. Chủ động đưa con em từ 9 tháng tuổi chưa tiêm vắc xin sởi hoặc từ 18 tháng tuổi chưa tiêm đủ 2 mũi vắc xin sởi đến trạm y tế xã, phường để tiêm vắc xin phòng sởi. Vì tiêm vắc xin phòng bệnh là biện pháp hiệu quả nhất.
  2. Khi phát hiện có các dấu hiệu sốt, ho, chảy nước mũi, phát ban cần sớm đưa trẻ đến các cơ sở y tế gần nhất để kịp thời khám, điều trị phòng các biến chứng và diễn biến nặng của bệnh sởi, hạn chế đưa trẻ tới các bệnh viện lớn nhằm tránh tình trạng lây nhiễm sởi từ bệnh viện.
  3. Bệnh sởi rất dễ lây, không cho trẻ đến gần, tiếp xúc với các trẻ nghi mắc sởi. Áp dụng các biện pháp dự phòng chung như đeo khẩu trang khi đến chỗ đông người hoặc bệnh viện. Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng nhất là khi chăm sóc trẻ. Giữ nhà cửa thông thoáng, sạch sẽ. Uống đầy đủ nước mỗi ngày và bổ sung các loại thực phẩm có nhiều vitamin A như cà rốt, các loại rau xanh thẫm và các loại quả có màu vàng, màu da cam.


 

Thông tin liên quan

...
Lớp tiền sản số 17 - Dinh Dưỡng đúng cách sữa mẹ dồi dào

 Bạn đang lo lắng về chế độ...

2 ngày trước | Tin tức
...
Lớp tiền sản số 18 - Nuôi con bằng sữa Mẹ

Làm mẹ, ai cũng mong muốn d...

2 ngày trước | Tin tức

Video