BÉO PHÌ Ở PHỤ NỮ MANG THAI

2 ngày trước | Kiến thức Hiếm muộn vô sinh

Bài viết được chia sẻ bởi BS.Huỳnh Thanh Trà Giang - Khoa Cấp cứu - Hồi sức tích cực - Chống độc, bệnh viện Phụ sản Quốc tế Sài Gòn

Béo phì là vấn đề sức khỏe thường gặp ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản. Béo phì ở nữ giới không chỉ gây nguy cơ đáng kể cho phụ nữ trong thai kỳ và sau khi sinh, béo phì còn có tác động kéo dài đến sức khỏe và cần được nhận thức và điều trị kịp thời. Béo phì của mẹ có thể ảnh hưởng tiêu cực đến kết quả của thai nhi, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, với những hậu quả cả đời cho con cái. Quản lý béo phì đòi hỏi các chiến lược kéo dài từ các chương trình y tế công cộng đến các can thiệp cá nhân về dinh dưỡng, hành vi. Do đó, hiểu biết về quản lý béo phì trong thai kỳ là vô cùng quan trọng, và quá trình quản lý nên bắt đầu từ trước khi mang thai và tiếp tục trong giai đoạn sau sinh.

 

Định nghĩa béo phì

Béo phì là một tình trạng rối loạn chuyển hóa, được định nghĩa là sự tích tụ quá mức và bất thường lượng mỡ trong cơ thể, ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe. 

Tỷ lệ béo phì trên thế giới tăng đáng kể và tình trạng này được Tổ chức Y tế Thế giới xem là “dịch bệnh toàn cầu” ảnh hưởng đến sức khỏe của cộng đồng. 

Việt Nam là nước có tỷ lệ thừa cân, béo phì ở phụ nữ đang tăng nhanh, trong nhóm cao nhất thế giới. Năm 2014 ước tính trên thế giới có 38.9 triệu sản phụ thừa cân béo phì, trong đó có 14.6 triệu sản phụ béo phì.

 

Chỉ số khối cơ thể (BMI) là thước đo được sử dụng phổ biến nhất để xác định béo phì, được định nghĩa là cân nặng (Kg) chia cho bình phương chiều cao (mét) (Kg/m2 ). Theo Tổ chức Y tế Thế giới, béo phì được định nghĩa là BMI ≥ 30 Kg/m2 . Đối với người Châu Á, BMI ≥ 25 Kg/m2 được xem là có béo phì.

Bảng: Phân loại béo phì cho người trưởng thành ở châu Á

              

Phụ nữ mang thai có những biến đổi sinh lý và nhu cầu dinh dưỡng tăng lên, nhưng tăng cân cần có kiểm soát hợp lý. Nghiên cứu chỉ ra rằng phụ nữ mang thai béo phì (BMI ≥ 30) có nguy cơ cao đối mặt với các biến chứng nghiêm trọng cho cả mẹ và thai nhi, trẻ sơ sinh, trẻ nhũ nhi.

 

Biến chứng tiền sản

1.  Tác động đến mẹ

Hiếm muộn và sẩy thai

Phụ nữ béo phì có thể dẫn tới rối loạn kinh nguyệt, dẫn đến tỷ lệ ít rụng trứng hoặc không rụng trứng tăng lên đến 3 lần so với phụ nữ có cân nặng bình thường. 

Béo phì cũng có thể ảnh hưởng đến sự làm tổ tại nội mạc tử cung, làm chậm trễ quá trình thụ thai, tăng tỷ lệ sẩy thai và làm giảm hiệu quả của các biện pháp hỗ trợ sinh sản. 

Tăng huyết áp thai kỳ và tiền sản giật: Tiền sản giật là tình trạng tăng huyết áp và tổn thương cơ quan, thường xuất hiện sau tuần thứ 20 của thai kỳ. Nguy cơ tiền sản giật tăng gấp đôi mỗi khi BMI tăng 5 – 7 đơn vị.

Đái tháo đường thai kỳ: 

Béo phì làm gia tăng đáng kể nguy cơ mắc đái tháo đường thai kỳ cao gấp 6 lần và có thể dẫn đến các biến chứng cho cả mẹ và con, bao gồm sinh con quá to, nguy cơ sinh mổ và khả năng phát triển bệnh đái tháo đường type 2 sau sinh.

Trầm cảm và lo âu

 

2. Tác động đến thai nhi

Khuyết tật bẩm sinh: Người mẹ bị béo phì có liên quan đến việc tăng nguy cơ bất thường cấu trúc, đặc biệt là bất thường tim bẩm sinh, ống thần kinh và tứ chi ở thai nhi.

Thai to: Phụ nữ béo phì có xu hướng sinh con với trọng lượng lớn hơn bình thường. Thai to có thể dẫn đến khó sinh tự nhiên, nguy cơ chấn thương trong quá trình sinh nở, và thậm chí phải can thiệp sinh mổ.

Sinh non: Béo phì cũng làm tăng nguy cơ sinh non, cao hơn 15-20% so với phụ nữ bình thường.

Thai chết lưu và thai ngưng tiến triển: Nguy cơ thai ngưng tiến triển tăng 1.3 – 2.1 lần ở phụ nữ béo phì so với phụ nữ có cân nặng bình thường

 

Biến chứng trong và sau khi sinh con

Trong quá trình sinh con: Nguy cơ tử vong ở tử cung và sinh non được nhân lên gấp 2 - 3 lần vì nhau thai không hoạt động bình thường do không được cung cấp đầy đủ dưỡng chất và oxy giúp thai nhi phát triển đúng cách

Sản phụ béo phì khó sinh và có thể phải sinh mổ. Nguy cơ gặp các biến chứng liên quan đến việc mổ bắt con như biến chứng liên quan đến gây mê, biến chứng nhiễm trùng vết mổ, mất máu quá mức, thuyên tắc tĩnh mạch sâu, viêm niêm mạc tử cung hậu sản.  Giai đoạn hậu phẫu tình trạng liền sẹo chậm, dễ bị ứ dịch lòng tử cung.

Sản phụ béo phì cũng thường ít có xu hướng nuôi con bằng sữa mẹ hơn sản phụ có cân nặng bình thường. Thời gian nuôi con bằng sữa mẹ của sản phụ béo phì cũng thường ngắn hơn so với sản phụ có cân nặng bình thường. Các yếu tố y tế, tâm lý, sinh lý, văn hóa và xã hội đều có thể góp phần vào việc hạn chế nuôi con bằng sữa mẹ của sản phụ béo phì. 

Thông tin liên quan

...
Lớp tiền sản số 1 - Mẹ bầu cần bổ sung dinh dưỡng thế nào cho đúng?

Sự kiện đầu tiên năm 2025 ...

5 tháng trước | Tin tức
...
Lớp tiền sản số 2: Đái tháo đường thai kỳ - Những điều cần biết để mẹ khỏe - bé khỏe

𝐋𝐢𝐧𝐤 đ𝐚̆𝐧𝐠 𝐤𝐲́: https://lop...

4 tháng trước | Tin tức

Video